Là cửa ngõ quan trọng phía Nam của Thủ đô Hà Nội, Hà Nam đang được đánh giá cao về môi trường đầu tư kinh doanh với cơ sở hạ tầng giao thông kết nối tốt với các khu vực lân cận, cơ chế chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư và nguồn nhân lực dồi dào.
Không chỉ có vậy với nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc cải thiện môi trường thu hút đầu tư nên trong những năm qua, Hà Nam luôn nằm trong top 10-15 tỉnh thành thu hút vốn FDI tốt nhất cả nước.
Đóng góp không nhỏ vào thành công của tỉnh, không thể không nhắc tới Khu công nghiệp Thái Hà - thỏi nam châm thu hút vốn FDI cho tỉnh Hà Nam.
Khu công nghiệp Thái Hà được định hướng phát triển những ngành nghề công nghiệp sử dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, với các ngành nghề thuộc các lĩnh vực như: Cơ khí chế tạo, lắp ráp, ô tô, xe máy;Điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; Công nghiệp phụ trợ, vật liệu mới; Chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm, đồ uống, sữa…
khu công nghiệp Thái Hà, Hà Nam
ĐIỀU GÌ LÀM NÊN SỰ HẤP DẪN CỦA KHU CÔNG NGHIỆP THÁI HÀ TRONG MẮT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ?
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
- Thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, phía Bắc của Việt Nam
- Giáp ranh thủ đô Hà Nội (từ Hà Nam đến trung tâm Hà Nội: 45 km).
- Cách sân bay Nội Bài 1,5 giờ và cảng biển Hải Phòng 2,0 giờ đường bộ.
- Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Hà Nam: 862 km2, Dân số khoảng 802.700 người, Khu vực Dự án Khu công nghiệp Thái Hà nói chung và địa bàn Hà Nam nói riêng chủ yếu là đất bằng phẳng, không ảnh hưởng của thủy triều, ngập lụt.
- Vị trí Dự án Khu Công nghiệp Thái Hà có vị trí chiến lược quan trọng giúp Hà Nam có ưu thế tốt trong việc giao thương về kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật với các tỉnh lân cận trong đó có thủ đô Hà Nội và các khu vực phát triển kinh tế đặc thù của Miền Bắc, Miền Trung và các Khu vực khác trong cả nước và Quốc tế.
2. Cơ sở hạ tầng:
2.1 Đường bộ:
Hà Nam có hệ thống giao thông kết nối liên vùng rất thuận lợi với mạng lưới các tuyến đường bộ như: Đường cao tốc Pháp Vân-Ninh Bình, Quốc lộ 1A và các trục đường tỉnh, Quốc lộ kết nối trực tiếp với sân bay quốc tế Nội Bài và cảng biển Hải Phòng, cự ly di chuyển đến Sân bay Nội Bài 60km, kết nối với cảng biển Hải Phòng 90km bằng đường bộ.
2.2 Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc Nam đang khai thác hiện tại và đang chuẩn bị xây dựng mới đường sắt cao tốc Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh Hà Nam do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Trong đó ga Phủ Lý-Hà Nam là đầu mối, với khoảng cách 16km từ Khu công nghiệp Thái Hà đến ga Phủ Lý và ngược lại bằng đường bộ.
2.3 Đường thuỷ:
Đường thủy: Tuyến Sông Hồng Dự kiến xây dựng 02 cảng thủy nội địa trong quy hoạch chung Đô thị Thái Hà kết nối với KCN bằng ĐT.499 mặt cắt ngang 70m (vành đai 5 Hà Nội) và đường giao thông phía nam KCN với mặt cắt ngang 54m cùng cự ly vận chuyển, đi lại là 1,8km từ KCN đến bến cảng nội địa. Ngoài ra còn có cảng Yên Lệnh kết nối với cảng quốc tế Hải Phòng và cảng khác trong khu vực.
3. Hạ tầng điện, viễn thông, cấp thoát nước và xử lý nước thải
3.1 Hạ tầng điện, viễn thông:
Điện cung cấp cho KCN và viễn thông được đầu tư xây dựng đến chân hàng rào Khu công nghiệp. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, ổn định cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp 24/24h.
3.2 Hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước, xử lý nước thải:
- Hệ thống cấp nước sạch với công suất năm 2020 đạt 50.000m3/ngày đêm, dự kiến đến 2030 đạt 100.000m3/ngày đêm, cung cấp tới hàng rào của doanh nghiệp.
- Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng đồng bộ, công suất xử lý theo quy hoạch đạt 2.050m3/ngày đêm tại giai đoạn 1.
Xem chi tiết: IIP Viet Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét