Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế toàn cầu. Rất nhiều các nhà đầu tư, tập đoàn lớn trên thế giới đang có dự định và kế hoạch di dời Trung Quốc để né những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc chiến thương mại này. Đại dịch Covid-19 bùng phát càng làm cho quá trình này diễn ra nhanh hơn.
Xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam: Thời cơ vàng và thách thức?
Việt Nam nổi lên như một điểm sáng trong mắt các “ông lớn FDI” khi ngoài các tiềm lực sẵn có về tài nguyên, nguồn nhân lực, chính trị ổn định … thì đất nước hình chữ S còn có rất nhiều những thế mạnh khác.
Mới đây Việt Nam đã ký kết thành công hiệp định thương mại ưu đãi (EVFTA) với khối thị trường chung Âu Châu (EU). Đặc biệt việc Việt Nam ngăn chặn đại dịch Covid-19 rất thành công cũng là một điểm cộng rất lớn.
Với những cơ hội phát triển như vậy xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên cũng còn nhiều thách thức để thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam phát triển.
Khó khăn về nguồn lực đất đai, thủ tục hành chính vẫn tồn tại, khiến xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam phát triển lâu dài là rất khó khăn, theo ý kiến của các chuyên gia nhân định.
Phát biểu trong diễn đàn về xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020 mới đây, GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, cách xây dựng và quản lý các khu công nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn mang tính bao cấp với rất nhiều thủ tục hành chính chồng chéo. Ví dụ như để một khu công nghiệp mới thành lập thì Thủ tướng Chính phủ ký ba lần và 4 lần xin các bộ, ban, ngành có kiên quan
Lý giải việc này, Giáo sư cho rằng, do Nhà nước cũng hiểu tầm quan trọng của các khu công nghiệp nên muốn quản lý chặt để có thể phát triển tốt. Tuy nhiên càng quản lý chặt thì các khu công nghiệp càng "teo tóp" lại. Đồng thời, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn nhiều thiếu xót để chuẩn bị để “dọn tổ đón đại bàng".
Đồng quan điểm, Giám đốc ban bất động sản của Tổng công ty Viglacera - ông Nguyễn Thế Chinh cũng cho rằng, 2 năm thời gian tối thiểu hiện nay để các Bộ, ban ngành và địa phương lựa chọn chủ đầu tư khu công nghiệp là thời gian quá dài, khiến các doanh nghiệp bỏ lỡ đi nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng rất cần sự phối hợp, hỗ trợ của địa phương trong công tác bàn giao, giải phóng mặt bằng, đây chính là vấn đề mấu chốt - ảnh hưởng tiến độ của xây dựng hạ tầng khu công nghiệp nhanh hay chậm.
Bên cạn đó, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Đỗ Nhất Hoàng nhận định, Việt Nam phải chuẩn bị đầy đủ nguồn lực đất đai nếu muốn thu hút các nhà sản xuất lớn trên thế giới. Tuy nhiên, quỹ đất hiện nay đang thu hẹp dần và giá thuê đất thì lại có chiều hướng tăng nhanh.
"Giá thuê đất trước đây chỉ tầm 100 USD là đã cao, hiện nay có nhiều nơi giá thuê lên 150 USD", ông Hoàng cho biết và nhận định điều này cũng ảnh hưởng đến việc thu hút nhà đầu tư mới về đâu tư vào khu công nghiệp ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là những tuyến đường cao tốc và các cảng trung chuyển, kết nối giữa thị trường xuất khẩu đến tiêu dùng vẫn còn chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng dự án khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải bỏ ra nhiều chi phí hơn.
Về giải pháp, ông Đặng Hùng Võ đề xuất rằng, Việt Nam phải tăng tính thị trường trong lĩnh vực quản lý, vận hành các khu công nghiệp – phải có quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cụ thể, nhưng vẫn có sự điều chỉnh của thị trường. Nếu không, sẽ dẫn tới sự lệch pha giữa tư duy quản lý và các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bởi xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam hiện nay đang phát triển dựa theo định hướng thi trường.
Cũng theo Giáo sư, các khu công nghiệp sau này nên xây dựng theo hướng hệ sinh thái với các đơn vị có quan hệ cộng sinh với nhau - có các doanh nghiệp chuyên về từng hạng mục, lĩnh vực riêng như xử lý nước thải, thu gom rác công nghiệp, doanh nghiệp về cung ứng thực phẩm, giải trí, với mục tiêu là phát triển bền vững. Xu hướng bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ phát triển bền vững trong tương lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét